Cà gai leo thường được dân gian gọi với cái tên khác là cà gai dây, cà vạnh,….Thần dược vị thuốc tốt cho sức khỏe, dễ tìm thấy ở Việt Nam. Vậy cà có tác dụng gì, giá bao nhiêu là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng cây. Cùng thuocnamtribenhkhop tìm hiểu rõ tác dụng của cây cũng như các công dụng khác của cây qua bài viết sau đây.
Cà Gai Leo là gì?
Loài cây này được tìm thấy và phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc. Có tên khoa học là Solanum procumbens, thuộc họ Solanaceae. Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun. Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên của lá có gai.
Hoa màu trắng, nhuỵ màu vàng, Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7–9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2mm. Có vị hơi the, tính ấm, tại nước ta được trồng nhiều ở Thanh Hoá, Thái Bình, Nghệ An.
Tác dụng của Cà Gai Leo
Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoalkaloid,…..có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan.
Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.
Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 – 20g rễ cây cà còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.
Tác dụng của cà gai leo chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan
Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Dịch chiết từ cây cà có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT (Trinitrotoluen), thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc bệnh TNT (Trinitrotoluen) và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
Tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã chứng minh điều này.
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan virus B
Có một số bài thuốc chữa viêm gan B bằng Cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong cà tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh:
Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa Cà gai leo tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa cà đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ vi rút trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.
Sử dụng Cà Leo Gai như thế nào?
Thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đằng, người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi khô hoặc sấy khô, bảo quản và để dành dùng dần.
Dường như Cà leo gai không có độc tính, không có tác dụng phụ,.
Cách dùng: Dùng nguyên liệu khô để sắc uống, dùng cao lỏng hoặc viên. Cũng có trường hợp dùng cây tươi giã nát, lấy nước uống. Thông thường mỗi ngày chỉ nên dùng từ 16 đến 20g.
Trà Cà Gai Leo
Ngoài những đặc tính trên bạn cũng có thể dùng Cà Gai Leo để làm trà uống thư giãn mỗi ngày.
Cách dùng: Lấy một lượng 50 – 60gr cà khô, đem đi rửa cho thật sạch rồi cho vào ấm trà. Kế tiếp, đổ nước sôi vào ấm vừa đủ ngập cà rồi rót hết phần nước sôi đó bỏ đi. Kế tiếp, đổ 200ml nước sôi vào ấm, hãm trà lần 2 trong vòng 10 phút. Cuối cùng, rót vào ấm trà 1 lít sôi nước nữa là có thể dùng ngay được.
Cà Gai Leo giá bao nhiêu?
- Giá cà gai leo tươi: 5.000 – 15.000đ/kg.
- Giá cà gai leo khô: 100.000 – 200.000đ/1kg.
- Giá rễ cà gai leo khô: 300.000 – 500.000đ/1kg.
- Giá cà gai leo được bào chế: 50.000 – 300.000đ/1kg.
Mua Cà Gai Leo ở đâu?
Hiện nay, việc mua bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản. Bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến Cà Gai Leo hoặc trực tuyến.
Tuy nhiên, bạn nên cần cảnh giác và lựa chọn những nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.
Hy vọng qua bài viết thuocnamtribenhkhop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được Cây Cà Gai Leo có tác dụng gì? Có giá bao nhiêu tiền, từ đó có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này. Xin cảm ơn bạn đọc.