Cây gừng gió có công dụng gì và thông tin hữu ích về gừng gió

Cây gừng gió có công dụng gì

Cây gừng gió được dân gian nói như “thần dược” có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Chúng ta có thể kể đến các bệnh như xơ gan, cảm lạnh, viêm gan, máu có mỡ và bệnh xương khớp. Những bệnh trên đều được truyền tai nhau rằng cây gừng gió có thể chữa được bệnh rất “thần kỳ”. Vậy cùng Cây thuốc nam tìm hiểu cây gừng gió có công dụng gì, nó có thực sự hiệu quả.

1. Cây gừng gió là gì?

Cây gừng gió là loại thảo dược rất tốt chữa được các bệnh và mọc phổ biến trong tự nhiên. Cây gừng gió vẫn được nhiều người săn đón và tìm mua. Cây gừng gió có tên khoa học là Zingber zerumbert sm. Ngoài ra, gừng gió còn được người ta gọi với với nhiều cái tên khác như riềng, riềng dại, ngãi xanh, ngãi mặt trời, gừng dại,…Gừng gió được xem như một cây thuốc ở Châu Âu có công dụng đa dạng, chữa nhiều bệnh. Cây này được ứng dụng vào y học cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cây gừng gió có công dụng gì

Hình dáng của cây gừng gió

Cây có độ cao khoảng 1 – 1,3 mét, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây gừng gió có rễ ở dạng củ, được chia thành những nhánh nhỏ. Rễ cây gừng gió khi non thì cây có màu vàng, mùi thơm nhẹ. Đến khi củ già thì chuyển sang màu trắng, vẫn giữ mùi thơm, có vị đắng. 

Lá cây thuôn dài, mọc so le, không có cuống và ôm sát thân. Mặt trên của lá màu xanh nhạt, trơn, mặt dưới thì màu thẫm hơn, có lông mọc quanh mép lá. Hoa cây gừng gió mọc thẳng ở nách lá, hoa thành từng cụm. Hoa của cây “thần dược” này màu hồng, hơi đỏ sẫm, mọc thành đài. Quả hình bầu dục thường kết quả vào tháng 5-6, khi quả chín có màu đen.

Nhiều người thường nhầm lẫn củ gừng gió so với củ gừng ta hoặc củ gừng lai. Gừng gió có củ nhìn nhỏ, nhiều rễ con và được chia nhiều đốt. Nên bạn hãy phân biệt kĩ để biết cây gừng gió có công dụng gì nhé!

Phân biệt gừng gió

Cây gừng gió phân bố ở đâu? 

Gừng gió thường mọc hoang, khá dễ sống. Hiện nay chúng thường tập trung nhiều ở nơi rừng núi Tây Bắc. Cây thường mọc ở các khu vực ẩm ướt, ven bìa rừng và bờ sông, mọc ven suối, khu vực rừng rậm.

Theo nghiên cứu, Gừng gió có vị đắng, tính cay, ấm, nên có tác  dụng làm tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa người bị trúng gió, đau nhức sưng tấy, đau bụng.

2. Cây gừng gió có công dụng gì?

Vậy câu hỏi Cây gừng gió có công dụng gì vẫn được nhiều người quan tâm. Gừng gió có một lượng tinh dầu nhất định, có chất xơ nhiều chữa được nhiều bệnh. Vị thuốc từ cây gừng gió có tính bình, hơi đắng và vị cay nhẹ. Theo y học cổ truyền thì cây gừng gió có thể chữa bệnh hỗ trợ hiệu quả như sau: 

  • Sử dụng gừng gió khi bệnh trúng gió hoặc ngất đi
  • Cây gừng gió có thể trị bệnh khi tê lạnh chân, tay.
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu thì gừng gió cũng có công dụng rất tốt
  • Gừng gió còn giúp kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn giúp ăn ngon hơn, ngủ ngon, da dẻ hồng hào.
  • Giúp cải thiện tình trạng xơ gan cổ chướng, viêm gan, ngăn ngừa chuyển ung thư, thông mật
  • Bạn có thể dùng gừng gió để cầm máu tạm thời.
  • Chữa bị thương ứ máu, sưng tấy.
  • Chữa những loại bệnh cảm, cảm lạnh, cảm mạo.
  • Hỗ trợ giảm đau khớp ở xương chậu.
  • Chữa tình trạng rong kinh của phụ nữ.
  • Bệnh mỡ máu của nam giới cải thiện.
  • Dùng làm vị thuốc để thải độc, làm bụng dưới ấm lên tốt cho phụ nữ sau sinh
  • Cồn cào, chóng mặt, nôn nao gừng gió cũng có tác dụng chữa trị hiệu quả

Cây gừng gió

Bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi cây gừng gió có công dụng gì đúng không nào! Công dụng tuyệt hảo mà cây gừng gió đem lại được nhiều người tìm mua sử dụng và nhân giống làm dược liệu.

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây gừng gió

Dùng gừng gió để ngâm rượu

Cách sử dụng phổ biến nhất với gừng gió là ngâm rượu. Với cách này sẽ có 2 bài thuốc thực hiện đơn giản:

Bài thứ nhất: Bạn dùng gừng gió cỡ 30g (khô) đem giã nhuyễn. Sau đó, bạn đổ một chút rượu trắng  khoảng 10ml trộn vào gừng gió. Bạn hãy chắt lấy phần nước uống 1 ngày 2 lần. Bài thuốc này rất hiệu quả trong việc chữa trúng gió, bị ngất.

Bài thứ hai dành cho người bị lạnh tay chân khi vào mùa đông. Nếu nhà bạn có người cao tuổi thì bài thuốc này rất tốt khi mắc chứng bệnh này. Bạn hãy lấy 30g gừng gió đem giã nhuyễn, đổ thêm rượu vào khoảng 5ml. Bạn hãy lấy hỗn hợp đem chưng nóng và massage khắp người và chân, tay cỡ 2 lần/ngày và kiên trì thoa từ 5-7 ngày.

Kết hợp rừng gió với các loại thảo dược

  • Công dụng cây gừng gió trong bài thuốc này hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mãn tính: Gừng gió tươi 100g để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 0,5 lít nước đun nhỏ lửa sắc lại còn 150ml thì đổ ra chén, tiếp tục đổ thêm 0.4 lít nước đun nhỏ lửa sắc lại còn 150ml, trộn 2 thuốc với nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cứ 3 tuần một liệu trình. 
  • Chữa bệnh cảm lạnh: Gừng gió + khuynh diệp + quýt phơi khô ( theo tỉ lệ 50g : 50g: 10g). Cách thực hiện: sắc tất cả các nguyên liệu trên với 1 lít nước, sôi 10 phút bắc ra xông sau đó lấy bã chà sát lên lưng, ngực lau khô rồi nằm đắp chăn, nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút.
  • Củ gừng gió + lá khoai mỡ + hoa khoai mỡ ( tỉ lệ 10g: 5g: 10g) chữa trị chứng rong kinh ở phụ nữ. Cách thực hiện đem tất cả các nguyên liệu trên sắc với 3 bát nước cạn đến khi còn nửa bát chia ra ngày uống hai lần, uống liên tục trong 3 ngày.
  • Gừng gió + chàm mèo ( tỉ lệ 10g:10g) giúp cầm máu. Đem tất cả giã nát rịt vào vết thương.
  • Bài thuốc này trị chứng ăn uống khó tiêu: Gừng gió (30 -50g) + bầu non 30g + 1 quả chanh muối đun với 0,2 lít nước đun sôi trong 15 phút, lọc bỏ bã, uống trong ngày..
  • Bài thuốc giúp trị chứng bị thương ứ máu, đơn độc sưng tấy: Gừng gió + nghệ vàng + nghệ đen mỗi loại 15g đem rửa sạch, giã nhuyễn thêm 150 ml giấm ăn sau đó vắt lấy nước uống. 
  • Giúp thông mật, ngừa chuyển ung thư, chữa xơ gan cổ trướng: Gừng gió 500g, cây xạ đen 200g, nhân trần 200g – tán bột, uống 10g/lần, 2 lần/ngày, hết thuốc là một đợt, nghỉ 10 ngày, uống tiếp đợt khác, kiểm định kết quả điều trị tại bệnh viện. (không phải do viêm gan siêu vi B,C). Chú ý: để thuốc phát huy hết công dụng bạn nên ăn nhạt, kiêng rượu bia…
  • Cây thuốc Gừng gió 350g, đương quy 50g – thái nhỏ, phơi khô tán bột, thêm ít mật ong, làm tễ 5g/viên; uống 10g/ngày sau bữa ăn. Chữa chứng ăn kém ngon, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu sau khi sử dụng ăn ngon miệng, ngủ sâu hơn, da dẻ hồng hào.

Các món ăn từ cây gừng gió

Bạn đã biết được cây gừng gió có công dụng gì và đã hiểu thêm về nó. Bạn cũng nên biết các món ăn từ gừng gió để chế biến đa dạng hơn để đổi vị:

  • Gừng gió + ngọ bí đỏ + cà chua bỏ hạt + thịt cá hồng bỏ xương ( mỗi thứ 50g) đem nấu lên, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này chữa bệnh ăn uống không ngon miệng cho phụ nữ sau sinh. Sau khi sử dụng 1 thời gian, bạn sẽ ăn ngon miệng hơn, da dẻ hồng hào.

Món ăn từ gừng gió

  • Củ cây gừng gió thái sợi 20g + lá cây gừng gió 10g + mộc nhĩ đen 30g + nấm bào ngư 30g + táo tàu 30g tất cả các nguyên liệu đem nấu với 1 lít nước cô lại còn 0,5 lít. Chia nhỏ 5 phần uống và ăn cái hết trong ngày. Cách 3 ngày sử dụng lại, sử dụng đều đặn 10 lần giúp chữa bệnh máu nhiễm mỡ của nam giới.
  • Gừng gió 50g + lá ngải cứu 20g + gạo lứt rang vàng 50g + hàng củ 20g + hành lá 15g + thịt lươn 200 – 350g. Sơ chế các nguyên liệu đun với 0,8 lít nước cô còn 0,3 lít chia 2 bữa ăn trong ngày, cách 2 ngày ăn lại, ăn trong 15 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh đau nhức khớp chậu.

4. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm từ cây gừng gió

Để các bài thuốc về cây gừng gió phát huy hết tác dụng và sức khỏe của bạn được cải thiện, bạn nên chú ý đến một số điều sau (đặc biệt đối với bệnh nhân bị bệnh gan cổ chướng):

  • Trong suốt thời gian sử dụng thuốc phải ăn nhạt.
  • Hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng.
  • Kiêng rượu, bia, các chất kích thích.
  • Không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.
  • Có một chế độ ăn ngủ nghỉ và tập thể dục khoa học.
  • Ăn nhiều rau xanh, ngủ đủ giấc, để tinh thần luôn được thoải mái.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên, để có một sức khỏe dẻo dai, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa một số bệnh.

Cây gừng gió có công dụng gì

Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về tất cả thông tin về cây gừng gió. Bạn cũng có thể chia sẻ với mọi người cây gừng gió có công dụng gì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.