Đau thần kinh toạ là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa hiệu quả

đau thần kinh toạ

Đau thần kinh tọa bằng thuốc tây rất phổ biến hiện nay, hầu như các loại thuốc tây trên thị trường điều trị không dứt điểm. Ngoài ra, chúng như 1 loại thuốc giảm đau thông thường, nếu sử dụng quá nhiều khi cơn đau hành hạ sẽ dẫn đến phụ thuộc thuốc và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Hãy cùng thuocnamtribenhkhop tìm hiểu các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa không cần dùng thuốc, an toàn và hiệu quả nhé!

đau thần kinh toạ

Hiểu biết đau dây thần kinh tọa 

  • Đau thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất ở nước ta. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa).
  • Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa bao gồm: Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

Châm cứu

Chọn các huyệt thận du, đại tràng du, hoàn khiêu, ủy trung, thừa sơn, bát liêu ở bên chân đau, dùng tả pháp; Huyệt yêu du chọn thủ pháp châm tả. Huyệt mệnh môn chọn thủ pháp cứu bổ.

Nếu điện châm chọn tần số cao để kích thích giảm đau tốt và phục hồi cơ năng các nhóm cơ, chống giảm trương lực cơ

Thời gian lưu kim khoảng 15 – 20 phút. Nếu sau khi châm bệnh nhân thấy mệt thì lần châm sau giảm bớt thời gian lưu kim.

Do nguyên nhân của bệnh đau thần kinh toạ có liên quan đến hàn tà. Vì vậy có thể áp dụng cứu các huyệt trên sau khi châm để nâng cao tác dụng giảm đau và khả năng phục hồi.

Khi châm cứu, bệnh nhân cần phải đạt cảm giác căng tức (đắc khí) thì tốt. Chỉ cần châm các huyệt bên chân đau mà không nhất thiết phải châm cả hai bên.

Châm các huyệt trên 1 lần/ngày. Một liệu trình là 10 – 15 ngày. Sau đợt điều trị, nếu chưa đạt hiệu quả cần cho bệnh nhân nghỉ châm cứu 3 – 5 ngày để tránh hiện tượng lờn châm

Phối hợp với châm cứu 

Có nhiều biện pháp khác có thể phối hợp với châm cứu để làm tăng tác dụng phục hồi chức năng và điều trị đau thần kinh tọa:

Dán cao Salonpas vào dọc theo sống mũi ở khoảng ngang 2 cánh mũi và 2 huyệt trên. Ngày thay cao dán 2 lần. (Lưu ý: Các trường hợp mẫn cảm với aspirin và các thành phần của cao dán thì không nên dùng).

Dùng đèn hồng ngoại chiếu vùng thắt lưng, khoảng cách giữa đèn và lưng bằng 1/10 công suất của đèn, ví dụ đèn hồng ngoại gia dụng có công suất thông thường 250W, khoảng cách cần thiết là 25cm.

Bệnh nhân nằm nghiêng, đèn chiếu thẳng góc với vùng thắt lưng, thời gian chiếu đèn khoảng 20 phút.

Sau khi chiếu đèn hồng ngoại có thể dán cao Salonpas vào các huyệt vùng thắt lưng hoặc các điểm ấn đau ở thắt lưng, mông, đùi.

Đau thần kinh tọa nên ăn gì? 

Ngoài những thức ăn khiến cơn đau trầm trọng hơn thì còn có những loại thức ăn giúp giảm cơn đau của bạn. Hãy cùng lưu ý nhé:

Thực phẩm giàu Vitamin B6 cải thiện đau thần kinh toạ

Vitamin B6 hay pyridoxin là một vi chất có khả năng giảm đau thần kinh toạ hiểu quả, giảm cảm giác tê ngứa. Ngoài ra, nó cũng tham gia vào quá trình tăng sinh tế bào hồng cầu, sản xuất hormone dopamine, serotonin và protein trong cơ thể nên cực tốt cho việc thư giãn hệ thần kinh trung ương. Do đó, bổ sung vi chất này qua nhiều con đường trong đó có ăn uống là cực tốt vì nó sẽ giúp giảm đau thần kinh lan rộng.

Người bệnh nên ăn thêm cà chua, bơ đậu phộng, rau chân vịt, đậu nành, cà chua, hạt óc chó, lúa mì nguyên cám và thịt gia cầm… để bổ sung thêm vi chất.

đau thần kinh toạ nên ăn các chất bổ sung vitamin b6

Thực phẩm giàu Vitamin B9 cải thiện đau thần kinh toạ

Vitamin B9 hay acid folic có khả năng kích thích sản sinh tế bào máu, giảm đau thần kinh, cải thiện tín hiệu dẫn truyền thần kinh, khắc phục các tổn thương ở dây thần kinh toạ, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển dây thần kinh phôi để tạo nên ống thần kinh – hệ thần kinh trung ương ở bào thai.

Người bệnh có thể thu nạp rất nhiều vitamin B9 qua các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu trắng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, măng tây, quả bơ, nước cam, củ cải, gan động vật.

đau thần kinh toạ nên ăn các chất bổ sung vitamin b6

Thực phẩm giàu Vitamin B12 cải thiện đau thần kinh toạ

Vitamin B12 hay cobalamin là một loại vi khoáng có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào và làm lành các tổn thương thần kinh giảm đau thần kinh toạ hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn giúp giảm co cứng cơ, tăng cường truyền dẫn tín hiệu thần kinh đến cơ bắp, giảm viêm sưng hiệu quả.

Người bệnh nên bổ sung vi chất này qua cá ngừ, cá hồi, tôm, thịt cừu, trứng, phô mai…

Đau thần kinh toạ nên ăn thực phẩm bổ sung chất vitamin b12

Thực phẩm giàu Vitamin C cải thiện đau thần kinh toạ

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các con người để tăng cường miễn dịch, giảm tổn thương ở dây thần kinh, tham gia vào quá trình sửa chữa các thương tổn trong cơ thể nói chung. Do đó, người bệnh đau thần kinh toạ đừng ngần ngại ăn nhiều trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, kiwi, rau chân vịt, bắp cải và bí đỏ… trong thực đơn hàng ngày nhé!

Đau thần kinh toạ nên ăn thực phẩm bổ sung chất vitamin c

Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

tập thể dục để phòng ngừa đau thần kinh toạ

Trên đây là những điều cần biết về đau thần kinh tọa. Mặc dù là bệnh rất phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống. Thay vào đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của đau thần kinh tọa, bạn nên thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tăng tỉ lệ hồi phục sức khỏe. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang giúp ích cho bạn trong đời sống hàng ngày. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.