Bong gân cổ tay là trường hợp bị thương ở vùng dây chằng hoặc nang giữ các khớp với nhau. Tuy nhiên, nhiều người không phân biệt được giữa bong gân và gãy xương. Trong bài viết này, thuocnamtribenhkhop sẽ chỉ rõ các dấu hiệu nhận biết bong gân tay và các mẹo nhỏ chữa bong gân tay này nhé.
Dấu hiệu nhận biết bị bong gân cổ tay
Bong gân nói chung hay bong gân cổ tay nói riêng được chia làm 3 cấp độ:
- Bong gân nhẹ: dây chằng hoặc nang khớp chỉ bị giãn một ít gây cảm giác đau nhói
- Bong gân nặng: hiện tượng dây chằng, nang khớp bị rách 1 phần
- Bong gân độ nghiêm trọng: Dây chằng, nang khớp bị đứt hoàn toàn
Một số dấu hiệu điển hình khi bị bong gân:
- Đau và nhói ở vùng khớp bị tổn thương, cảm giác đau tăng lên khi cử động hoặc di chuyển. Sau đó, vùng khớp cứng lại và không còn cảm giác đau. Tuy nhiên sau 1h, sẽ xuất hiện đau nhức kèm sưng và bầm tím. Hiện tượng này do máu chảy bị trong và vân mạch bị tổn thương.
- Không thể cử động cổ tay, bàn tay.
- Tê dai dẳng, ngứa ran ở các vị trí bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay
Tuy nhiên để biết chắc chắn là bong gân hay gãy xương, người bệnh cần chụp X quang và siêu âm để kiểm tra.
Bong gân cổ tay có nguy hiểm không?
Bong gân cổ tay ở mức độ nặng và nghiêm trọng có thể gây tổn thương cho các vùng dây chằng khác, các sụn xương ở cổ tay. Trường hợp dây chằng bị rách hoàn toàn, xương cũng có thể bị đứt theo dây chằng. Đối với trường hợp bị nghiêm trọng cần thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Nếu tây bị bong gân không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra đau đớn liên tục và mức độ đau tăng dần và trở nên nghiêm trọng gây suy yếu khớp và mất sự ổn định. Một số trường hợp bong gân có thể dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp và cứng khớp.
Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?
Đối với trường hợp bong gân cấp độ nhẹ có thể cải thiện và phục hồi trong vòng 24 – 48h đầu sau khi điều trị. Sau 1 – 2 tuần thì cơ khớp sẽ chữa khỏi hoàn toàn.
Với trường hợp bong gân tay mức độ nặng cần từ 6 – 8 tuần để phục hồi và mang nẹp tay khi điều trị
Trường hợp bong gân tay cấp độ nghiêm trọng, người bị mất từ 8 – 12 tuần để phục hồi và cần 6 – 8 tháng để phục hồi hoàn toàn nhất là với trường hợp phẫu thuật.
Mẹo nhỏ chữa bong gân cổ tay
Dưới đây là các phương pháp điều trị bong gân cổ tay mức độ nhẹ không phẫu thuật. Các phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm cơ đau và tăng nhanh quá trình chữa lành.
Sơ cứu chấn thương ban đầu
Người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hay đi lại. Chườm đá lạnh khu vực bị tổn thương. Nên chườm càng sớm càng tốt nhất là từ 15 – 20 phút sau khi bị bong gân.
Tiến hành nẹp cố định cổ tay bằng dây thun hoặc để cổ tay ở vị trí cao hơn tim để cải thiện các triệu chứng. Các cơ cứu bán đầu cần được thực hiện ngay trong 24h – 72h đầu tiên để điều trị tốt nhất.
Đeo nẹp cổ tay
Bằng cách đeo nẹp cổ tay giúp vùng tổn thương được cố định để tránh các cử động mạnh. Đeo nẹp sẽ giúp ngăn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid: Các loại NSAID không kê đơn như: Ibuprofen, naproxen sẽ giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau và sưng cổ tay bị bong gân. Cần lưu ý không lạm dụng thuốc và dùng theo đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ.
Điều trị vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi sức mạnh và tính linh hoạt cho khớp cổ tay. Tuy nhiên, tập vật lý trị liệu cần có sự hướng dẫn của các Bác sĩ.
Bong gân cổ tay kiêng ăn gì?
- Người bị bong gân cổ tay cần kiêng các thực phẩm sau để tránh làm bệnh lâu lành hơn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thịt mỡ, xúc xích, món chiên xào cần được kiêng khi bị bong gân tay. Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt cá, trứng, sữa và rau củ quả để tăng hệ miễn dịch, giảm tình trạng viêm và giúp mau lưu thông tốt hơn.
- Không ăn đồ ngọt: Thực phẩm nhiều đồ ngọt và lượng đường cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ đó làm giảm khả năng tuần hoàn và lưu thông máu khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Đồ uống có cồn: Các chất có còn như bia rượu sẽ khiến vùng bị bong gân thêm tình trạng đau nhức nhiều hơn.
Các phòng ngừa bong gân cổ tay
Bong gân cổ tay có thể bị bất ngờ và không thể lường trước được. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng trên nên chú ý một số hành động sau:
- Cẩn thận khi đi dưới trời mưa, tuyết hay thời tiết ẩm ướt khiến bạn dễ trơn trượt.
- Các hoạt động thể thao như bóng rổ, trượt tuyết, trượt ván cần sử dụng thiết bị bảo hộ cổ tay.
- Đi giày vừa size để tránh nguy cơ té ngã
Các trường hợp bong gân cổ tay đều có thể chữa lành và không nguy hiểm nếu điều trị đúng lúc. Bên cạnh đó, người bên cũng không được chủ quan thực hiện điều trị ở nhà mà cần đến các cơ sở y tế để tiếp nhận điều trị từ Bác sĩ chuyên khoa.