Cây Cốt Khí Là Gì? Cách Dùng Và Chữa Bệnh Hiệu Quả

cây cốt khí chữa bệnh

Cây Cốt Khí là gì? Có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh, giá bao nhiêu là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng Cây Cốt Khí. Cùng thuocnamtribenhkhop tìm hiểu rõ tác dụng của cây cốt khí cũng như các công dụng khác của cây qua bài viết sau đây.

cây cốt khí chữa bệnh

Cây Cốt Khí là gì?

Cây cốt khí thường hay được gọi với cái tên khác là cốt khí củ, thảo dược này thuộc họ rau răm, loài bản địa của Đông Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên.

Cây cốt khí có thân rỗng với các mắt nổi lên dễ thấy, tạo ra bề ngoài giống như đoạn thân tre nhỏ, mặc dù chúng chẳng có quan hệ họ hàng gần gì. Thân cây có thể dài tới 3–4 m trong mỗi mùa, nhưng thông thường ngắn hơn tại những nơi nó mọc hay do bị cắt bỏ. Lá hình ô van rộng bản với phần gốc tù, dài 7–14 cm và rộng 5–12 cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, màu trắng hay kem, mọc thành chùm thẳng đứng dài 6–15 cm vào cuối mùa hè và đầu mùa thu.

Tại Việt Nam, cây cốt khí có ở Sa Pa, mọc hoang ở đồi núi, ven đường, được trồng lấy rễ củ làm thuốc. Cây này thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9). Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát; thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Cao cốt khí có tác dụng giải nhiệt và giảm đau khi thử nghiệm trên chuột; có tác dụng bảo vệ màng dạ dày khỏi bị loét do stress; hơi ức chế tiết dịch vị dạ dày; không có tác dụng lên huyết áp nhưng có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng của Cây Cốt Khí

Cây cốt khí có vị ngọt đắng, tính mát, vào tâm, thận. Tác dụng khi phong trừ thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, giải độc.

Rễ của cốt khí được sử dụng làm thuốc, điều trị các tình trạng tim và mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, cholesterol cao và bệnh tim, có khả năng làm lành vết bỏng bằng tăng cường hệ miễn nhiễm và chức năng tim do có chất tăng cường chức năng tuần hoàn vi mạch huyết quản và tim trong do bỏng.

Các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, bệnh gan và sỏi mật. Bên cạnh đó cốt khí còn được sử dụng trong việc điều trị ung thư, bỏng da, đau, viêm xương và bệnh gout, phụ nữ sử dụng cây cốt khí giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng mãn kinh.

Cây cốt khí có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.

Những bài thuốc có sử dụng Cây Cốt Khí

Cây cốt khí Chữa đau bụng:

Dùng cốt khí với lá móng, mỗi loại 10 gam, sau đó sắc chung với một chút rượu, chia làm 2 lần uống. Lấy cốt khí cùng với lá mỏng, sắc uống. Đảm bảo sẽ khỏi ngay sau 2,3 ngày uống thuốc.

Chữa đau lưng:

Cốt khí 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, cỏ xước 12g, nhân trần 8g, cam thảo Nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa phong thấp đau nhức xương: 

Cốt khí 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống trong ngày. Uống  7-10 ngày.

 Hạ đường huyết, ổn định huyết áp:

Nếu cơ thể bị bất ổn do huyết áp lên xuống không ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể bị thay đổi nhanh chóng, khiến cơ thể không thể đứng vững, xuất hiện những dấu hiệu như đầu óc choáng váng, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ,…

Khi gặp phải tình trạng này, dùng ngay cốt khí với trục diệp, lá tre, gừng tươi, thổ phục linh, mỗi loại 5 gam để dùng. Sẽ giúp cơ thể được điều hòa nhanh chóng.

Trị thương tích, ứ máu, đau bụng:

Cốt khí 20g, lá móng 16g. Sắc lấy nước, pha thêm ít rượu để uống trong ngày.

Cây cốt khí chữa sưng vú:

Cốt khí 12g, cốt khí muồng 12g, rễ lá lốt 10g, bồ công anh rễ 10g, bạch truật 8g. Sắc uống trong ngày.

Lưu ý:

Không nên lạm dụng quá nhiều vào cây cốt khí, vì khi quá lạm dụng, cơ thể sẽ rất dễ bị nhờ các loại thảo dược. Sau này nếu mắc phải các bệnh lý thông thường, có thể khó dùng thuốc được.

Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng. Mặc dù củ cốt khí có tác dụng tốt cho phụ nữ khi giúp điều trị kinh nguyệt không đều, không có kinh hay sưng vú,… nhưng vì tính dược liệu trong cốt khí khiến cơ thể dễ mẫn cảm, khó khăn trong việc điều hòa khi mang thai. Vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chữa bệnh tốt hơn.

Trẻ em dưới 13 tuổi, nên hạn chế sử dụng, vì cây có thể gây những đột biến, biến đổi khó khăn mà nhiều người không lường trước được. Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, dùng cốt khí có thể kìm hãm, gây ra những biến chứng phức tạp.

Tránh nhầm lẫn cốt khí củ với cốt khí muồng (hay cốt khí hạt), cốt khí thân trắng, cốt khí thân tím, cốt khí dây.

Cây Cốt Khí giá bao nhiêu?

  • Cây cốt khí khô: 300.000vnd/ kg
  • Cây cốt khí tươi: 40.000vnd/ cây

cây cốt khí củ chữa bệnh

Mua Cây Cốt Khí ở đâu?

Hiện nay, việc mua bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản. Bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến cốt khí hoặc trực tuyến.

Tuy nhiên, bạn nên cần cảnh giác và lựa chọn những nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.

Hy vọng rằng những thông tin hữu ích qua bài viết thuocnamtribenhkhop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được Cốt Khí có tác dụng gì? Có giá bao nhiêu tiền, từ đó có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về loại thảo dược quý hiếm này. Xin cảm ơn bạn đọc.