Cây Cúc Tần Và Công Dụng Điều Trị Bệnh Mà Bạn Nên Biết

cây cúc tần điều trị bệnh trĩ

Cây Cúc Tần thường được dân gian gọi với cái tên khác là từ bi, lức, lức ấn,….Thần dược vị thuốc tốt cho sức khỏe, dễ tìm thấy ở Việt Nam. Vậy Cúc Tần có tác dụng gì, giá bao nhiêu là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng Cúc Tần. Cùng thuocnamtribenhkhop tìm hiểu rõ tác dụng của Cúc Tần cũng như các công dụng khác của cây qua bài viết sau đây.

cây cúc tần điều trị bệnh trĩ

Cây Cúc Tần là gì?

Cúc tần còn được người ta gọi với cái tên khác như cây từ bi, lức, lức ấn là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Cây cúc tần chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol, là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường.

Là loại cây bụi, cao từ 1-2m, Cụm hoa mọc thành ngù ở ngọn. Hoa hình đầu có cuống ngắn, màu tím nhạt, nhóm họp thành 2-3 cái. Lá bắc 4-5 dãy, hoa lưỡng tính nhiều. Mào lông màu trắng bẩn. Tràng hoa cái mảnh, 4 răng nhỏ. Tràng hoa lưỡng tính phình to ở đỉnh, có 5 thùy. Nhị 5, bao phấn có tai, hình dùi, bầu hơi có lông. Quả bế hình trụ-thoi, 10 cạnh. Hoa quả ra vào tháng 12. Trên cây thường có loại tơ hồng mọc và sống nhờ.

Cây Cúc Tần mọc hoang được trồng làm hàng rào khắp nơi, phân bố chủ yếu ở phía bắc như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,…. Lá, cành, rễ đều có thể dùng làm thuốc, lá thường dùng tươi thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein, toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.

Cây Cúc Tần có mấy loại?

Hiện nay, cúc tần được chia thành 3 loại:

  • Cúc Tần Ấn Độ chủ yếu dùng trồng làm cảnh có chiều dài khoảng 3-20m. Thân cây màu xanh khi còn non và chuyển nâu khi về già, có lông mịn màu xám, cành nhánh buông dài mềm mại. Lá cúc tần Ấn độ màu xanh đậm, hình oval thuôn dài, đỉnh nhọn hoặc tù, cuống lá ngắn, mép nguyên. Lá cúc tần ít rụng và xanh quanh năm.
  • Cúc Tần Việt Nam chủ yếu dùng làm rau và thuốc.
  • Cúc Tần Nhật Bản chủ yếu dùng trồng làm cảnh. 

Sử dụng Cây Cúc Tần như thế nào?

Sử dụng  cây cúc tần  ở dạng tươi hay khô đều có tác dụng như nhau. Cách bào chế dược liệu như sau: 

Dược liệu tươi: Hái lá vào sáng sớm, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi bẩn. Lá tươi thường giã nát, dùng để cầm máu, băng bó vết thương, pha với bia uống chữa sỏi thận,… Dược liệu tươi mới hái nên dùng ngay, vẩy nước để giũ độ tươi, tránh để héo.

Dược liệu khô: Sau khi thu hoạch, rửa sạch, để ráo nước. Cắt ngắn hoặc để nguyên phơi khô làm thuốc, bảo quản nơi khô ráo, trong túi đóng kín để tránh mối mọt và ẩm mốc. Dược liệu khô để được rất lâu không bị hư hỏng.

Tác dụng của Cây Cúc Tần

Cây cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

Sau đây là những bài thuốc sử dụng Cây Cúc Tần mà bạn cần nên tham khảo để giúp ích cho sức khoẻ:

Thấp khớp, đau nhức xương:

Dùng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc nước uống.

Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi:

Dùng cúc tần 2 nắm, lá sả 1 nắm, lá chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi

Chữa đau mỏi lưng:

Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập:

Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Thấp khớp, đau nhức xương:

Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.

Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng

Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Chữa ho do viêm khí quản:

20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Xông hơi tiêu trĩ:

Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Đem Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn.Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.

Chữa chứng bí tiểu:

Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.

Cây Cúc Tần có giá bao nhiêu?

  • Cúc Tần khô: giá 153.000vnd/ kg
  • Cúc Tần tươi: 90.000vnd/ kg
  • Cúc Tần Ấn Độ: 35.000vnd/ kg

cay-cuc-tan-kho

Mua Cây Cúc Tần ở đâu?

Hiện nay, việc mua bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản, bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến cây cúc tần  hoặc trực tuyến.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, đã được cấp phép. Khi mua cần kiểm tra kỹ tình trạng của sản phẩm, bạn nên cần cảnh giác tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.

Hy vọng qua bài viết thuocnamtribenhkhop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được Cây Cúc Tần có tác dụng gì? Có giá bao nhiêu tiền, từ đó có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này. Xin cảm ơn bạn đọc.