Tại Việt Nam cây hoắc hương thứ cây có lá thơm, dùng làm vị thuốc. Vậy Hoắc Hương có tác dụng gì, giá bao nhiêu là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng Cây Hoắc Hương. Cùng thuocnamtribenhkhop tìm hiểu rõ tác dụng của Cây Hoắc Hương cũng như các công dụng khác của cây qua bài viết sau đây.
Cây Hoắc Hương là gì?
Hoắc hương là một loại cây thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Cả cây, trừ phần rễ, có thể được dùng để làm thuốc.
Hoắc hương được dùng để làm thuốc súc miệng hoặc làm trà. Nó có tác dụng an thần và có thể dùng dưới dạng xông hơi hoặc ngâm rượu.
Cây ưa ẩm chịu bóng, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đớt. Những nước sản xuất Hoắc hương để lấy tinh dầu hiện nay là Ấn độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… Ở nước ta, dược liệu thường được trồng ở một số tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội…
Hoắc hương là vị thuốc quý. Cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30 – 60 cm, thân có lông.
Lá mọc đối có cuống ngắn, thường vụn nát, nhăn nheo. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5 – 10 cm, rộng 2,5 – 7 cm. Khi chà lá Hoắc hương, ta thấy mùi thơm đặc trưng mang vị hơi đắng, cay mạnh mẽ.
Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành. Hoa màu tím nhạt, nhụy bên trong nở ra màu trắng.
Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm.
Tác dụng của Cây Hoắc Hương
Cây hoắc hương được dùng để làm thuốc súc miệng hoặc làm trà, vị cay, tính ôn. Nó có tác dụng an thần và có thể dùng dưới dạng xông hơi hoặc ngâm rượu. Hoắc hương được dùng để chữa:
- Các bệnh về đường hô hấp bao gồm viêm phế quản và hen suyễn.
- Các bệnh đường tiết niệu bao gồm sỏi thận và đau, sưng bàng quang.
- Các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm ợ nóng, tiêu chảy và đầy hơi.
- Bệnh gút, đau đầu.
- Stress, căng thẳng, lo lắng và động kinh.
Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hoắc hương được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh và lo lắng.
Tác dụng của Cây Hoắc Hương được sử dụng trong những bài thuốc sau đây:
Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy:
Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8 g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g. Sắc uống.
Trị cảm nắng, nôn ói, tiêu chảy:
Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hương 8g, đinh hương 2g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước vo gạo.
Trị hôi miệng
Sắc lấy nước Hoắc hương súc miệng thường xuyên.
Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa
Hoắc hương diệp 12 g, Bán hạ (chế) 12 g, Đinh hương 2 g, Trần bì 12 g, sắc uống.
Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn
Hoắc hương diệp 12 g, Trần bì 6 g, Đảng sâm 12 g, Bán hạ 6 g, Xích phục linh 12 g, Thương truật 12 g, Hậu phác 12 g, Cam thảo 4 g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống nóng.
Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm:
Bệnh nhân có thể sử dụng hoắc hương độc vị hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn để làm thuốc. Tán mịn các nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều với nhau và đem ngâm với giấm khoảng 1 tuần. Lọc bỏ phần xác, dùng hỗn hợp này để ngâm tay và chân, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút.
Cải thiện chứng đau bụng:
Dùng hậu phát, hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10g, sa nhân 5g, trần bì 3g để sắc lấy nước uống.
Trị chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng:
Lấy khoảng 120g hoắc hương khô đem tán bột mịn, cho thêm mật heo với lượng vừa đủ để vo viên. Mỗi lần dùng khoảng 3g. Ngày sử dụng 2 lần với nước ấm. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 4 tuần.
Trị chứng khó tiêu, bụng sôi:
Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Ngày sử dụng 3 lần.
Ngoài ra, có thể sử dụng hoắc hương dưới dạng hãm trà để uống theo liều lượng đã chỉ định trên. Tuy không mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm nhưng hoắc hương có khả năng cải thiện bệnh khá tốt.
Lưu ý: Cây hoắc hương có thể gây hại cho gan và gây kích thích đường tiêu hóa, nôn mửa và chán ăn. Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ.
Hoắc hương có thể ảnh hưởng đến huyết áp, không nên dùng hoắc hương trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Bạn nên kiểm tra huyết áp, nhịp tim cũng như xét nghiệm gan để theo dõi dấu hiệu độc tích tụ trong gan.
Lưu trữ hoắc hương ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ và độ ẩm.
Những quy định cho hoắc hương ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng hoắc hương nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Cây Hoắc Hương giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường Cây Hoắc Hương khô có giá 130.000vnd/kg.
Mua Cây Hoắc Hương ở đâu?
Hiện nay, việc mua bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản. Bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến Cây Hoắc Hương hoặc trực tuyến.
Tuy nhiên, bạn nên cần cảnh giác và lựa chọn những nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.
Hy vọng qua bài viết thuocnamtribenhkhop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được Cây Hoắc Hương có tác dụng gì? Có giá bao nhiêu tiền, từ đó có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này. Xin cảm ơn bạn đọc.