Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi khi chất nhầy tại các đĩa đệm nối các đốt sống xảy ra vấn đề. Đây là một căn bệnh về xương khớp rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp. Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa của căn bệnh này.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Trước hết cần biết được tại vùng cột sống sẽ có các đốt sống được nối lại với nhau nhờ các đĩa đệm. Bên trong các đĩa đệm này sẽ chứa phần nhân nhầy. Việc các đốt sống được nối bởi các đĩa đệm sẽ có chức năng làm cho cột sống mềm dẻo tạo sự linh hoạt cho cơ thể.
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài do các vết rách ở bên ngoài bao xơ.
Các chứng bệnh phổ biến
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đây là vùng dễ gặp phải nhiều chấn thương nhất vì vậy chứng bệnh này cũng sẽ phổ biến hơn vị trí còn lại. Những đĩa đệm dễ bị thoái hóa nhất là L4 L5 và L5 S1
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: với chứng bệnh này sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức vùng gáy, vai, cổ gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy ít gặp nhưng chứng bệnh này nguy hiểm hơn so với đĩa đệm vùng thắt lưng. Có thể dẫn đến các biến chứng như liệt nửa người, thiếu máu, …
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do cơ thể bị lão hóa, đĩa đệm mất nước dễ bị bào mòn và chịu tổn thương. Đó là lý do tại sao, căn bệnh này thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như:
– Dùng các tư thế sai trong khi hoạt động: việc đi đứng sai tư thế như quá ưỡn người, dùng nhiều tư thế khom người, vẹo cột sống, …
– Chấn thương do ngã, tai nạn khiến bao xơ bị rách để nhân nhày thoát ra
– Có các thói quen sinh hoạt xấu như: hút thuốc, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì cũng sẽ ảnh hưởng đến hoát vị đĩa đệm.
– Đặc điểm ngành nghề: những người làm nha sĩ, nhân viên văn phòng hay lao động chân tay thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
– Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang những thế hệ sau.
Các triệu chứng bệnh thường thấy
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
– Sau khi vận động mạnh hoặc mang vác nhiều vật nặng sẽ có triệu chứng đau ngay thắt lưng. Cảm giác đau âm ỉ, khi vận động mạnh hay hắt hơi, ho thì cơn đau sẽ xuất hiện.
– Có các trường hợp bệnh nhân sẽ bị tê tay chân. Cảm giác ngứa ran, tê chân, tê bàn chân khi khóm hoặc cúi người.
– Cơ thắt bị rối loạn do dây thần kinh ngay thắt lưng bị chèn ép. Người bị sẽ có các triệu chứng như tiểu bí, khó tiểu, tiểu rát, đại tiểu tiện không thể tự chủ.
– Một triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cần nhắc đến đau dây thần kinh tọa. Vị trí đau sẽ chạy từ thắt lưng hông xuống đùi và đến các ngón chân.
Thoát vị đĩa đệm vùng cổ
Các cơn đau tương tự như vùng lưng nhưng vị trí sẽ nằm ngay cổ và phần vai gáy và vùng đầu.
Với triệu chứng bệnh nặng tay chân bị tê buốt khiến việc cầm nắm khó khăn.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Có rất nhiều thắc mắc được gửi đến về việc thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không. Như đã đề cập ở trên, vì có liên quan trực tiếp đến cột sống nên căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể và dây thần kinh. Nếu bệnh trở nặng do không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng về tê liệt chân tay hay thậm chí là liệt nửa người.
Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Câu trả lời là không thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp phẫu thuật hay uống thuốc. Các phương pháp này chỉ điều trị căn bệnh trong tạm thời, sau một thời gian sẽ xuất hiện triệu chứng trở lại.
Tuy nhiên, các phương pháp dùng thuốc dân gian hay thực hiện luyện tập thể dục sẽ giúp bệnh được nhanh chóng phục hồi từ 70 – 80%, nhờ đó các triệu chứng đau cũng sẽ thuyên giảm.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà
Các phương pháp y học cổ truyền thường được sử dụng như:
– Điều trị bằng vật lý trị liệu
– Dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng lạnh, …
– Sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây ngải cứu, lá lốt, xương rồng, cỏ xước, …
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc nam chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau như: thoát vị đĩa đệm, chữa đau bụng kinh, đau xương khớp, phong thấp… do có vị cay, tính nóng và đặc biệt nhiều tinh dầu với chức năng tăng cường tuần hoàn máu.
Bài thuốc từ cây ngải cứu:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ngải cứu, mật ong, muối.
Cách làm: hòa tan muối vào nước tạo thành dung dịch nước muối loãng, đem đun sôi và để nguội. Ngải cứu rửa sạch rồi cho vào máy xay nhỏ cùng với nước muối đã chuẩn bị, lọc lấy nước cốt. Cho thêm vào nước ngải cứu một chút mật ong và uống trong ngày. Kiên trì dùng trong nhiều ngày.
Ngoài ra, có thể lấy lá ngải cứu tươi đem sao với muối hột để chườm lên vị trí đau cũng rất hiệu quả.
Bài thuốc từ cây cỏ xước
Nguyên liệu cần dùng: Cỏ xước, đỗ trọng, ý dĩ, ngải cứu, lá lốt, tô mộc, củ ráy, thiên niên kiện và cẩu tích.
Cách làm: Tất cả dược liệu lấy lượng vừa đủ dùng đem sắc lấy nước uống. Dùng trong nhiều ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm
Điều trị bằng lá lốt
Bài thuốc 1: lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch, cho vào chảo đảo cùng một chút muối sao cho tới khi nóng. Sau đó, bọc hỗn hợp trong miếng vải sạch mỏng rồi chườm vào vùng sưng đau 2-3 lần/ngày, thực hiện nhiều ngày.
Bài thuốc 2: Thái nhỏ lá lốt, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt lá lốt với một cốc sữa tươi rồi đun sôi, dùng khi còn ấm nóng ngày 1 lần, liên tục trong 1 tuần.
Điều trị bằng cây xương rồng
– Dùng 2 3 khúc xương rồng 3 cạnh bỏ gai, rửa sạch hết nhựa để ráo nước.
– Cắt khúc đem sao cùng với muối hạt
– Bọc hỗn hợp vào khăn khi còn nóng để chườm lên vị trí đau
– Kiên trì dùng 1- 2 lần/ngày và trong thời gian 2 tuần để cho hiệu quả
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Một số các bài tập có thể áp dụng để làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra:
– Ôm 1 gối: tư thế nằm ngửa, 2 chân song song. Nâng 1 bên gối và ôm sát vào bụng. Chân còn lại để thẳng. Giữ nguyên tư thế trong 2 nhịp và đổi bên. Lặp lại 10 – 15 lần.
– Ôm gối nghỉ ngơi: tư thế chuẩn bị như trên, nâng 2 chân và ôm đầu gối kéo sát vào bụng. Giữ 3 – 5 nhịp và lặp lại 10 – 15 lần
– Bài tập cây cầu: tư thể nằm thẳng, gập gối 2 chân, bàn chân chống sàn và đẩy mông lên cao. Giữ trong 10 giây và thực hiện lặp lại 10 – 15 lần.
– Đạp xe: nằm ngửa đưa 2 chân lên cao và thực hiện tư thế như khi đạp xe.
– Tư thế con mèo: 2 tay chống sàn, quỳ gối và tiến hành cong lưng và gồng mình. Giữ trong vòng 10 giây và từ từ hạ lưng xuống. Thực hiện 10 – 15 lần
– Tư thế rắn hổ mang: nằm sấp, 2 tay úp xuống sàn ngay ngực. Từ từ nâng người lên và đầu ngẩng ra sau. Giữ trong 3 – 5 nhịp và hạ người xuống. Thực hiện 3 – 5 lần.
>>> Xem chi tiết: Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà hiệu quả
Giải đáp các câu hỏi thường gặp
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được Bác sĩ khuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng như:
– Ăn nhiều thức ăn giàu canxi: phomai, sữa, rau có màu xanh đậm, cá hồi, cá mòi, …
– Cung cấp thực phẩm nhiều protein: đậu nành, đậu hà lan, bơ, bông cải xanh, thịt bò, heo, gà, …
– Ăn nhiều chất xơ: tôm, cá cua, cà chua, các loại trái cây, rau củ…
– Axit béo omega-3: cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó và các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoong, mùi tây, rau bina,…), súp lơ trắng, đậu phụ…
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?
Đi bộ là bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau, tăng khả năng cơ bắp, tạo sự di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi luyện tập đi bộ nhé.
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
Đối với người bị căn bệnh này vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiên cần dùng các tư thế quan hệ nhẹ nhàng.
Sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối hoặc vật kê khi quan hệ, điều này sẽ giúp người bệnh có thể giữ thẳng cột sống của mình và hạn chế ảnh hưởng đến các đĩa đệm.
Tránh cách tư thế ảnh hưởng đến cột sống như cong lưng, cúi người, …
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Đối với những trường hợp vừa và nhẹ, các Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc và các bài tập trị liệu để bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng hơn thì mổ là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau dai dẳng và tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Việc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không nên nghe theo sự tư vấn của các Bác sĩ chuyên khoa là tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức và thông tin liên quan đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bệnh nhân đang điều trị căn bệnh này. Chúc mọi người sẽ có một cột sống khỏe mạnh hơn sau khi điều trị bệnh nhé.