Bệnh Gout là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Ngoài các phương pháp chữa trị bằng thuốc thì bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý để tình trạng bệnh mau được cải thiện. Vậy thực đơn cho người bệnh gout bao gồm những gì? Cùng @thuocnamtribenhkhop tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Dấu hiệu nhận biết và đối tượng dễ mắc bệnh gout
Bệnh gout là loại bệnh về rối loạn chuyển hóa do ăn uống không phù hợp làm tăng nồng độ axit uric trong huyết tường làm lắng đọng các tinh thể muối.
Các tinh thể muối urat này đọng tại các sụn khớp, bao hoạt dịch gây viêm khớp và đau đớn. Lâu dần làm các khớp biến dạng và trở nên cứng khớp.
Các biểu hiện người bị gout
- Viêm khớp: sưng và đau nhức ở vùng khớp nhất là đốt bàn và chân cái
- Có hiện tượng nổi cục ở dưới vành tai, mỏm khuỷu, gân gót chân và xương bánh chè. Các cục này là sạn urat lắng đọng và có thể di động được dưới da.
- Gây viêm thận kẽ, suy thận
- Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.
Các đối tượng dễ mắc bệnh
- Người thân có tiền sử bị bệnh gout
- Thừa cân béo phì cũng có thể gây ra bệnh gout
- Ăn uống không phù hợp gây thừa chất
- Thường sử dụng các loại thuốc lợi tiểu làm tăng axit uric gây bệnh gout
- Uống nhiều cà phê và rượu cũng sẽ làm hình thành bệnh gout
Thực đơn cho người bệnh gout cần có chất gì?
Các chất dinh dưỡng nên chú ý bổ sung trong thực đơn cho người bệnh gout trong việc ăn uống hàng ngày là điều cần thiết. Việc này không những giúp điều trị bệnh mà còn mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe.
Người bị Gout nên bổ sung chất dinh dưỡng như:
- Vitamin C: 500 – 1000 mg trên ngày
- Uống nhiều nước để đào thải axit uric
- Ăn thịt có màu trắng như cá sông, thịt gà, heo.
- Bổ sung tinh bột và carbohydrate bởi các thực phẩm này chứa một lượng purin an toàn. Tác dụng của chúng là làm giảm, hòa tan axit uric.
- Bổ sung nhiều các loại thảo dược đào thải uric như: cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
- Ăn nhiều rau củ
- Dùng các loại dầu oliu, đậu phộng, vừng để giảm lượng chất béo.