Bệnh tê tay chân và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng

Bệnh tê tay chân và cách điều trị

Tê chân tay là một triệu chứng khá phổ biến xảy ra do ngồi lâu một chỗ hay tay lâu không hoạt động. Tuy nhiên, tê chân tay cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Cùng @thuocnamtribenhkhop tìm hiểu bệnh tê tay chân và cách điều trị thế nào qua bài viết này nhé.

Tê chân tay là bệnh gì?

Bệnh tê chân tay là một hội chứng của bệnh thần kinh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đây là tình trạng rối loạn cảm giác một phần hoặc toàn phần ở nhiều vị trí trên cơ thể. Dấu hiệu thường đi kèm với việc có cảm giác đau nhói như kim châm. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đau và liệt ngọn chi.

Bệnh tê tay chân và cách điều trị

Các vị trí gây tê chân tay:

–         Tê tay: triệu chứng thường gặp nhất do thần kinh bị tát động hoặc bị chèn ép tại khuỷu tay, cổ tay, … xảy ra khi lao động quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.

–         Tê chân: có thể tê nhẹ như kim châm ở giai đoạn đầu, là cảm giác ngứa râm ran xuất hiện ở phần đùi, chân và từ mông xuống chân, ngón chân, hai lòng bàn chân, có thể tê một chân hoặc cả hai chân.

–         Tê đầu ngón tay: Dây thần kinh cảm giác của ngón tay được chia thành các rễ thần kinh từ tủy sống cổ và khi các dây thần kinh ở những bộ phận này bị tổn thương, bị viêm, khối u, bị chèn ép ở các vị trí khác nhau…

–         Tê gót chân: với chức năng chống đỡ toàn bộ trong lượng cơ thể, vì vậy cần được chăm sóc và chú trọng. Các trường hợp di chuyển nhiều hoặc mang vác nặng có thể gây tê gót chân

Nguyên nhân bị tê chân tay

Bệnh tê tay chân và cách điều trị hiệu quả cần nhận biết được các nguyên nhân nguồn cơn gây đau nhứt. Từ đó, dựa vào những nguyên nhân đã xác định mà có các các điều trị phù hợp nhất.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Khi tê bì chân tay xuất hiện kèm theo các trường hợp đau nhức xương khớp có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:

–         Thoái hóa cột sống: bệnh xảy ra do sụn khớp, đốt sống bị bào mòn theo thời gian. Cọ xát với rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì cổ và lan dần xuống tay và chân. Hiện tượng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.

Bệnh tê tay chân và cách điều trị

–         Thoát vị đĩa đệm: Hiện tượng dịch vị tại đĩa đệm tràn ra bao xơ gây chèn ép dây thần kinh cột sống gây ra hiện tượng tê bì chân tay.

–         Thoái hóa khớp: khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hBAn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.

<spanstyle=”font-weight: 400;”>-         Viêm đa khớp dạng thấp: khớp tay chân bị viêm nhiễm, tổn thương gây tê chân tay. Nguyên nhân là do ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ.

–         Viêm đa rễ thần kinh: thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn cảm giác gây tê chan tay

Ngoài ra tê chân tay còn do các nguyên nhân sinh lý như:

–         Ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu khiến mạch máu và thần kinh bị chèn ép khó khăn trong việc lưu thông dẫn đến tê bì chân tay

Bệnh tê tay chân và cách điều trị

–         Tư thế làm việc: lười vận động hay bê vác vật nặng hoặc ngồi dưới máy lạnh thường xuyên sẽ khiến tổn thương dây thần kinh gây ra hiện tượng tê chân tay

–         Stress, mệt mỏi: áp lực, căng thẳng nhiều trong công việc, cuộc sống gây kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa gây tê bì chân tay

–         Do ảnh hưởng của thời tiết khiến một số người có thể bị tê chân tay.

Các triệu chứng của bệnh tê chân tay

Các triệu chứng thường gặp của chứng bệnh tê chân tay:

–         Đau mỏi vai gáy, cổ và lan xuống nửa người, có triệu chứng tê bì một bên

–         Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn, khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò

Biểu hiện của bệnh tê tay

–         Tê như bị châm chích, nóng tứ chi

–         Tay chân mất cảm giác do tình trạng tê bì kéo dài. Thường gặp khi về đêm.

–         Tê buốt dọc theo cánh tay, cẳng chân gây hạn chế trong việc vận động

–         Chuột rút ở chân do co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay và chân.

biểu hiện của bệnh tê chân

Nếu tình trạng tê tay chân kéo dài và liên tục trên 6 tuần, bệnh cạnh đó xuất hiện các triệu chứng khác dưới đây cần thăm khám Bác sĩ ngay để xác định tình trạng bệnh và tiến hành chữa trị

–         Tay hoặc bàn chân thay đổi màu sắc, nhiệt độ và hình dạng

–         Cảm giác chóng mặt, đau đầu dữ dội kèm khó thở và co giật

–         Mất kiểm soát bàng quang và đường ruột

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Từ những nguyên nhân đã trình bày phần trên, bệnh tê tay chân và cách điều trị hiệu quả nhất là khắc phục và hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh

Bệnh tê tay chân và cách điều trị bằng cách dùng thuốc

Điều trị tê tay chân bằng thuốc

Các loại thuộc sau đây sẽ giúp điều trị chứng tê chân tay hiệu quả:

–         Thuốc chống trầm cảm: điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa

–         Thuốc corticosteroid: giảm tê chân do đa xơ cứng

–         Thuốc Gabapentin và pregabalin: ngăn chặn và giảm chứng tê do cơ xơ hóa, đa xơ cứng.

Điều trị bằng cách điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt

–         Tránh việc ngồi nhiều hoặc đứng lâu, không mang vác nhiều vật nặng, đi dép chật và không để tay chân bị lạnh

–         Chườm lạnh, chườm nóng tại vị trí tê bì trong 15 phút. Có tác dụng giảm sưng giảm tê.

–         Xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, tay để lượng máu được lưu thông từ đó giảm tê bì chân tay

–         Tập thể dục thường xuyên giúp gân cốt giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giảm đau chân tay hiệu quả

–         Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin B, C, khoáng chất thiết yếu như Glucosamin phòng ngừa viêm nhiễm và tê bì chân tay.

Điều trị bênh tê tay chân bằng cách điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt

Bệnh tê tay chân và cách điều trị theo nguyên nhân bệnh lý

Bệnh tê chân tay do các bệnh lý cần điều trị nguyên nhân vấn đề để giảm đau nhứt chân tay.

–         Đau chân tay do bị tiểu đường: cần cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Bổ sung chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục hàng ngày

–         Tê bì chân tay do thiếu vitamin B: bổ sung đầy đủ vitamin B cho cơ thể.

–         Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: kiểm soát tại ngưỡng an toàn

–         Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp

Bệnh tê tay chân và cách điều trị đã được đề cập rõ ràng trong bài viết. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích nhất về bệnh tê chân tay đến mọi người.