Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách điều trị

đau mỏi vai gáy cách điều trị như thế nào

Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Đây cũng chính là căn bệnh liên quan đến cột sống cổ khiến cho bệnh nhân khó chịu nhất. Vì vậy, bài viết sau đây thuocnamtribenhkhop sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị của căn bệnh này.

đau mỏi vai gáy cách điều trị như thế nào

Đau mỏi vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Thực chất, đây là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau vì vậy bạn nên hạn chế vận động quay đầu, quay cổ. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, có nhiều bệnh nhân bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thấy xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy. Do đó, biểu hiện đầu tiên mà bệnh nhân nhận thấy đó là hiện tượng đau cơ vùng cổ gáy, vai và có thể cả phần lưng trên.

Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu chặn hạn như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Tình trạng này có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc xuất hiện sau khi các bạn lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng hoặc bị nhiễm lạnh.

Các thuốc trị đau mỏi vai gáy tốt nhất

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh đau mỏi vai gáy không cần phẫu thuật và đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bao gồm tự chăm sóc hoặc sử dụng thuốc.

Các thuốc trị đau mỏi vai gáy được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và các loại thuốc tiêm vào cơ thể. Cụ thể các loại thuốc trị đau vai gáy mang lại hiệu quả tốt nhất bao gồm:

1. Thuốc giảm đau tại chỗ

Có nhiều loại thuốc trị đau mỏi vai gáy được áp dụng tại chỗ dưới dạng kem, gel hoặc miếng dán da. Thuốc có sẵn ở dạng không kê đơn và thuốc kê đơn và thường được khuyên dùng ở các cơn đau cục bộ, chẳng hạn như đau khớp hoặc đau cơ.

Các loại thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ bao gồm:

Capsaicin:

Đối với cơn đau vai gáy cục bộ, người bệnh có thể sử dụng Capsaicin để cải thiện cơn đau. Đây là loại thuốc giảm đau được sản xuất từ ớt, có thể mang lại cảm nóng nóng cho vùng da được áp dụng. Capsaicin có sẵn dưới dạng kem và gel bôi.

Capsaicin có thể được sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể làm sạch khu vực bị đau và thoa một lớp thuốc mỏng kết hợp massage nhẹ nhàng để thuốc có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý khi sử dụng thuốc cần mang bao tay hoặc sử dụng gạc y tế khi thoa thuốc để tránh gây kích ứng da tay.

Thuốc được sử dụng mỗi ngày trong 2 tháng để đặt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên nếu thuốc không mang lại hiệu quả giảm đau trong 7 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, nếu nhận thấy các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như nổi mẩn đỏ, ngứa da, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Capsaicin giảm đau vai gáy

Dầu xoa bóp Icy Hot:

Dầu xoa bóp Icy Hot là thuốc trị đau mỏi vai gáy không kê đơn, gây ra cảm giác nóng để cải thiện cơn đau vai gáy. Thuốc được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc lộc đề xanh và thường an toàn khi sử dụng để giảm đau vai gáy, đau lưng và các cơn đau cục bộ khác.

Sử dụng dầu xoa bóp Icy Hot 3 – 4 lần mỗi ngày và chỉ sử dụng một lượng nhỏ mỗi lần. Ngoài ra, kết hợp massage để dầu thấm nhanh qua da.

Mặc dù thường an toàn để sử dụng, tuy nhiên đôi khi thuốc có thể gây kích ứng da, ngứa rát hoặc các phản ứng dị ứng. Do đó, nếu nhận thấy các phản ứng không mong muốn, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc.

Thuốc gây tê Blue-Emu Lidocaine:

Blue-Emu Lidocaine là thuốc tê tại chỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc hoạt động bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri và ngăn ngừa các xung động thần kinh. Blue-Emu Lidocaine được sản xuất dưới dạng kem, gel hoặc miếng dán gây tê cục bộ tạm thời nhằm mục đích cải thiện cơn đau vai gáy.

Người bệnh sử dụng thuốc bằng cách thoa trực tiếp vào vai gáy hoặc khu vực bị đau. Có thể kết hợp massage để tăng cường hiệu quả giảm đau.

Gel bôi giảm đau Diclofenac Stada:

Gel bôi giảm đau Diclofenac Stada được sử dụng để cải thiện tình trạng đau vai gáy, sưng, viêm và cứng khớp. Thuốc có sẵn dưới dạng không kê toa, được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên các mô mềm, mỗi lần từ 2 – 4 gram và 3 – 4 lần mỗi ngày.

Thuốc thường an toàn khi sử dụng cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể gây kích ứng da, viêm da tiếp xúc, phát ban, khô da hoặc tróc vảy. Do đó, những người có làn da nhạy cảm nên hạn chế sử dụng thuốc hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

thuốc giảm đau hiệu quả

Trolamine salicylate:

Trolamine salicylate là một loại kem bôi giảm đau được sử dụng như một loại thuốc trị đau vai gáy tại chỗ. Thuốc có tác dụng tượng tự như aspirin trong giảm đau và chống viêm nhẹ.

Người bệnh sử dụng thuốc bằng cách thoa và xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng vai gáy để giảm đau. Có thể sử dụng 3 – 4 lần mỗi ngày và nên rửa tay thật sạch sau mỗi lần sử dụng thuốc.

thuốc memedeep giảm đau vùng vai gáy

2. Các loại thuốc đường uống

Thuốc trị đau vai gáy đường uống có thể được sản xuất dưới dạng viên nén, viêm nang và thuốc dạng lỏng. Cụ thể, các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Acetaminophen:

Acetaminophen hoạt động bằng cách ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau đến não và thường được khuyên dùng để cải thiện các cơn đau lưng, đau vai gáy và các dạng bệnh cơ xương khác. Thuốc được khuyến nghị sử dụng cho những người không thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, aspirin hoặc celecoxib, vì kích ứng dạ dày.

Ngoài ra, acetaminophen được chuyển hóa ở gan, do đó người bị bệnh gan hoặc sử dụng rượu mãn tính nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

thuốc tylenor

Steroid đường uống, chẳng hạn như methylprednisolone và prednisone, là những loại thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị đau mỏi vai gáy. Mặc dù không thường được chỉ định để giảm đau mỏi vai gáy, nhưng Steroid đường uống có thể được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc trị đau vai gáy khác.

Steroid đường uống được chỉ định cho các đợt điều trị ngắn. Sử dụng steroid trong thời gian có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các loại thuốc trị đau vai gáy đường uống, bao gồm không kê đơn và kê đơn, đều có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Hy vọng qua bài viết thuocnamtribenhkhop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được đau mỏi vai gáy nguyên nhân và các loại thuốc điều trị từ đó có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về loại bệnh này. Xin cảm ơn bạn đọc.